A- A A+ | Tăng tương phản Giảm tương phản

Tăng cường chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng vụ Mùa năm 2023

 

 

Hiện nay, lúa Mùa đang trong giai đoạn đẻ nhánh rộ, ngô Hè - Thu giai đoạn 6-8 lá, cây ăn quả chủ yếu đang giai đoạn phát triển quả (quýt, bưởi) và thu hoạch (na, hồng). Dự báo trong thời gian tới thời tiết có những diễn biến phức tạp, nắng nóng xen kẽ mưa giông. Đây là điều kiện thuận lợi cho các đối tượng sinh vật hại phát sinh, phát triển gây hại mạnh.

Thực hiện Công văn số 2037/SNN-TTBVTV ngày 28 tháng 8 năm 2023 của sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Lạng Sơn về việc tăng cường chăm sóc, phòng trừ sinh vật gây hại cây trồng vụ Mùa năm 2023. Đồng  chí Dương Thị Hạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo (Theo công văn 1679/UBND-NN, ngày 30/8/2023):

Phòng Nông nghiệp & PTNT huyện: Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp, UBND các xã, thị trấn tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn với con người và môi trường. Phối hợp với Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật cấp mã số vùng trồng để phục vụ xuất khẩu, nội tiêu và đảm bảo tiêu chí xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu đúng thời gian quy định. Phối hợp với các lực lượng chức năng tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán, sử dụng vật tư nông nghiệp ở địa phương, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

z4652489750207_7bce7b09721c39edf1117ad0f6bd6f02.jpg

Hình ảnh minh họa

 

Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện: Chỉ đạo cán bộ kỹ thuật bám sát cơ sở, đồng ruộng, theo dõi chặt chẽ diễn biến thời tiết, dịch hại và sinh trưởng của cây trồng; có kế hoạch sẵn sàng ứng phó kịp thời với các biến đổi bất thường của thời tiết, khí hậu; điều tra phát hiện, dự tính dự báo sinh vật hại cây trồng, hướng dẫn các biện pháp phòng trừ kịp thời, hiệu quả.  Lưu ý các đối tượng sinh vật gây hại trên các cây trồng chính như: rầy các loại, sâu đục thân 2 chấm, bệnh lùn sọc đen hại lúa; sâu keo mùa thu hại ngô; ruồi đục quả, rệp sáp, bọ phấn, bệnh thán thư hại na; sâu đục quả, bệnh thán thư hại hồng; nhện đỏ, bệnh vàng lá, vàng lá gân xanh hại cây có múi... Phối hợp với Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo sản xuất và phòng trừ sinh vật hại cây trồng kịp thời, hiệu quả; Hướng dẫn địa phương biện pháp phòng trừ các đối tượng dịch hại cụ thể trên cây trồng. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, thu gom và xử lý bao bì sau sử dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Phối hợp với các Ban, ngành đoàn thể của huyện tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật, tuyên truyền, hướng dẫn nông dân các biện pháp kỹ thuật chăm sóc, bảo vệ cho các loại cây trồng vụ Mùa. Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý giống cây trồng, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón trên địa bàn.

UBND các xã, thị trấn: Phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện chỉ đạo khuyến nông cơ sở bám sát địa bàn, kiểm tra đồng ruộng, hướng dẫn nông dân tổ chức sản xuất, chăm sóc cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt. Tuyên truyền, hướng dẫn người dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật chăm sóc cây trồng đảm bảo năng suất, chất lượng, an toàn với con người và môi trường. Đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả, thu gom và xử lý bao bì sau sử dụng nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tăng cường kiểm tra hoạt động kinh doanh, buôn bán, sử dụng vật tư nông nghiệp trên địa bàn, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Hoàng Dương

Văn phòng HĐND&UBND huyện


Thông tin tuyên truyền

Thông tin tổng hợp

Liên kết website

Thống kê truy cập

Đang online : 0
Hôm nay : 483
Trong tháng : 2.588
Tất cả : 160.122